7 mẹo nhỏ trong công việc giúp bạn thành công như "huyền thoại" Steve Jobs
Steve Jobs là được xem là một trong những “huyền thoại” của lĩnh vực công nghệ khi sáng lập ra công ty đình đám có giá trị hàng đầu thế giới: Apple. Ông là tấm gương sáng và là nguồn cảm hứng cho bao doanh nhân. Không cần thông minh trời phú như Jobs, bạn vẫn có thể thành công như ông nhờ 7 mẹo cực kỳ hữu dụng này.
1. Đồng bộ mục tiêu sản phẩm với mục tiêu của công ty
Đây là điều mà đáng lẽ phải làm nhưng hầu hết mọi người đều bỏ qua. Trái lại, Steve Jobs hiểu rõ tầm quan trọng của việc này và thực hiện rất hiệu quả.
Hãy bắt đầu bằng cách viết ra các mục tiêu trong năm của công ty và sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên, từ đó quyết định sản phẩm mà công ty sẽ sản xuất. Việc liệt kê sẽ giúp các nhà hoạch định sản phẩm luôn bám sát những mục tiêu lớn và mở rộng cơ cấu để tạo ra kết quả tốt nhất.
Nếu không có danh sách này, hầu hết mọi người sẽ sử dụng các tiêu chí rất hẹp để đưa ra quyết định, do đó thường xuyên bỏ lỡ những lựa chọn tốt ngay trước mắt, cuối cùng đưa ra những quyết định không phù hợp với thực tế.
2. Mở rộng các tùy chọn
Thật dễ dàng để đưa ra hai lựa chọn cho một quyết định nhất định, ví dụ như chúng ta nên xây dựng tính năng A đầu tiên hay tính năng B? Chúng ta nên ưu tiên phân đoạn 1 hay phân đoạn 2? 90% các nhà lãn đạo thường chỉ lấy 1 trong 2 lựa chọn và thực hiện theo nó.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu về quyết định của Cloverpop, nếu bạn suy nghĩ kỹ càng và đưa ra 4 lựa chọn thay thế, bạn sẽ có 56% cơ hội tìm ra một giải pháp tốt hơn và giảm 50% nguy cơ rủi ro.
3. Hỏi ý kiến nhiều người hơn
Nghe có vẻ điên rồ, bởi vì càng nhiều người thì càng có nhiều ý kiến khác nhau và tiêu tốn nhiều thời gian hơn trong các cuộc họp. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra, một nhóm gồm 3 người trở lên sẽ đưa ra quyết định tốt hơn 75% so với các nhóm khác do càng nhiều người sẽ đưa ra các góc nhìn càng đa dạng.
Dĩ nhiên, những người này cần thực sự cân nhắc về quyết định và mọi người cần thảo luận xem quyết định đó có hợp lý hay không chứ không nên dựa vào yếu tố chức quyền hay cảm tính.
4. Thường xuyên đưa ra các quyết định nhỏ
Nhiều sản phẩm của công ty bị tồn đọng do phải chờ cấp trên ra chỉ thị phức tạp. Các bên liên quan sẽ phải tốn rất nhiều thời gian trong các cuộc họp, cố gắng đạt được thỏa thuận để kế hoạch diễn ra suôn sẻ.
Các chuyên gia khuyên, bạn hãy giải quyết tình hình bằng việc đưa ra các quyết định nhỏ, nhờ đó đơn giản hóa và tăng tốc quá trình ra quyết định vì ít rủi ro hơn.
Bên cạnh đó, điều này cũng cho phép bạn kiểm tra các giả thuyết và có thông tin để làm cơ sở cho các quyết định trong tương lai.
5. Sử dụng một quá trình có cấu trúc rõ ràng
Hãy xác định và chia sẻ với mọi người quá trình ra quyết định bạn sẽ sử dụng. Sử dụng quá trình có cấu trúc rõ ràng sẽ giúp mọi người hiểu điều gì sẽ xảy ra, điều đó có đáp ứng những gì họ mong đợi hay không, ai sẽ quyết định và nó sẽ được thực hiện như thế nào.
Quá trình này có thể đơn giản như danh mục đánh giá doanh nghiệp, giúp các nhóm vượt qua tiến trình và củng cố thực tiễn trên con đường phát triển.
6. Minh bạch hóa mọi hoạt động
Mọi người sẽ không tin tưởng những gì họ không nhìn thấy, vì vậy hãy sử dụng tính minh bạch để xây dựng niềm tin bằng cách ghi lại tất cả các quyết định dựa trên các tiêu chí: tên lựa chọn được xem xét, những điều đã được quyết định, người đã tham gia và lý do.
Bạn cần phổ biến điều này cho tất cả nhân viên và sẵn sàng cung cấp tài liệu cho bất cứ ai quan tâm.
7. Theo dõi và đánh giá
Cuối cùng, hãy giữ hồ sơ rõ ràng của các quyết định, điều này cho phép bạn theo dõi, đo lường và đánh giá những quyết định đó.
Ví dụ, nhóm sản phẩm có xu hướng thu thập tài liệu và theo dõi các nhiệm vụ, thậm chí còn đo tiến độ để đưa ra phương án điều chỉnh cho hợp lý.
Trí thức trẻ