Ngày nay 65 tuổi vẫn chưa phải là già, đây là lý do vì sao

18:46

Ngày nay 65 tuổi vẫn chưa phải là già, đây là lý do vì sao

Ngày nay 65 tuổi vẫn chưa phải là già, đây là lý do vì sao
Ở hầu hết các nước phát triển trên thế giới, 65 tuổi vẫn là điểm khởi đầu của tuổi già. Không phải làm việc, được chính phủ trợ cấp nhiều thứ và những người này bị coi là gánh nặng về tài chính chứ không phải là tài sản của đất nước.
Tỷ lệ nhóm người này càng cao (so với dân số ở độ tuổi lao động) thì các nhà làm luật càng lo lắng về chi phí dành cho chăm sóc sức khỏe và lương hưu của họ. Những kẻ bi quan đã dự đoán về một “cơn sóng thần đầu bạc” làm cho chúng ta phá sản. Nhưng liệu có hợp lý không khi gọi những người 65 tuổi là “già”?
Từ điển Oxford English định nghĩa “già” là “đã sống một thời gian dài”. Khi lương hưu lần đầu tiên được áp dụng ở Prussia (nước Phổ) vào những năm 1880, định nghĩa này có vẻ đúng với những người hơn 65 tuổi vì không nhiều người sống quá tuổi này; những người sống hơn 65 tuổi cũng hiếm khi có sức khỏe tốt. Nhưng ngày nay rất nhiều người 65 tuổi vẫn còn khỏe mạnh và hoạt bát.
Donald Trump (71 tuổi) chắc chắn không thể bị coi là già, bên cạnh đó là Putin (64 tuổi), người sẽ đủ 65 tuổi vào tháng 10 năm nay. Tuy nhiên chính phủ và các nhà tuyển dụng vẫn coi tuổi 65 là một điểm mốc, và khi đã bước qua người ta có thể bị coi là “già”: không còn hoạt bát và là một gánh nặng về kinh tế.
Đây là một nhận định sai lầm, vì 3 lý do.
Thứ nhất, “già” là một khái niệm tương đối. Tuổi thọ của con người liên tục tăng kể từ khi Otto von Bismarck công bố chính sách an sinh xã hội của nhà nước Prussia. Ngày nay một người Đức 65 tuổi bình thường có thể sống thêm đến 20 năm nữa, và hầu hết người dân ở các nước giàu cũng vậy, nghĩa là tuổi già ngày nay rõ ràng là đến muộn hơn so với trước đây.
Thứ hai, từ “già” ám chỉ sự sa sút về sức khỏe, hoặc ít nhất là về thể trạng. Nhưng tuổi thọ “lành mạnh” cũng đã tăng gần như song song với tuổi thọ của con người; với nhiều người, 70 tuổi chính là mốc 60 tuổi trước đây.
Thứ ba, số liệu khảo sát cho thấy đa phần những người mới bước qua ngưỡng 65 tuổi ngày càng muốn đóng góp cho cộng đồng và nền kinh tế. Chỉ một số ít muốn nghỉ hưu với đúng nghĩa của nó – tức là hoàn toàn rút mình khỏi sự đóng góp cho xã hội. Nhiều người muốn tiếp tục làm việc nhưng với những điều khoản khác biệt so với trước đây, chẳng hạn như giờ giấc linh hoạt hơn và thời gian làm việc ít hơn.
Tất cả những điều này cho thấy các giai đoạn trong cuộc đời đều là những kết cấu xã hội cơ bản. Những từ như “già” và “nghỉ hưu” là những tín hiệu cho các nhà làm luật, cũng như bản thân những người già, về cách hành xử của mình và của chính phủ, doanh nghiệp và các nhà tuyển dụng.
Trong một mô hình 3 giai đoạn của vòng đời, trẻ em học tập, người lớn làm việc và người già nghỉ ngơi. Kết quả là, hầu hết các tổ chức vẫn coi tuổi 65 là một điểm mốc hữu ích cho kinh tế và xã hội. Nhưng già hóa là một quá trình diễn ra từ từ mà mỗi người trả qua theo một cách khác nhau. Trong khi một số người thấy mình đã già ở tuổi 65, thì đa phần ngày nay người ta không thấy vậy. Nhận thức được rằng có một giai đoạn mới trong cuộc đời giữa làm việc toàn thời gian và tuổi già sẽ giúp mọi người gặt hái được nhiều thành quả nhất trong cuộc đời của mình.
Đinh Vân-cafebiz
Theo Trí Thức Trẻ/Economist
Previous
Next Post »